11- THƯỞNG PHẠT 

 

THƯỞNG PHẠT,

Bao gồm hai việc, đó là Khen Thưởng và Sửa Phạt.


Khen Thưởng:

Là phương pháp tích cực, có tác dụng kích động thụ giáo nhân sẵn sàng tuân phục, hứng khởi hoạt động, hoàn thành trách vụ, chịu khó hy sinh, tăng cường năng xuất phát triển tối đa về mọi mặt, trí, đức, dục.Trong việc Khen Thưởng, có hai phần rơ rệt, đó là Khen Lao và Tưởng Thưởng. Khen lao chỉ về lời nói của chỉ giáo nhân, trực tiếp hay gián tiếp hướng về thụ giáo nhân, bộc lộ những nhận định tích cực hay tỏ ra những cảm t́nh ủng hộ, mộ mến mà chỉ giáo nhân dành cho thụ giáo nhân. C̣n Tưởng Thưởng lại có h́nh thức cụ thể và thực tế hơn, được biểu lộ qua những tặng vật hay tặng ân do chỉ giáo nhân ban cho thụ giáo nhân, tùy theo công trạng của chúng.


Sửa Phạt:

Là biện pháp tiêu cực, có tác dụng đ̣i buộc thụ giáo nhân phải tuân hành, phải cộng tác, phải chấp nhận, phải sửa sai, phải hoàn thành đúng và hết tất cả những ǵ đă được chỉ bảo hay giao hẹn với nhau giữa chúng và chỉ giáo nhân. Việc Sửa Phạt này, như việc khen thưởng, cũng có hai phần, đó là, Sửa Chữa và Trừng Phạt. Sửa Chữa thường được hiểu về cách thức dùng lời nói của chỉ giáo nhân để sửa sai cho thụ giáo nhân, về những khiếm khuyết, lầm lỗi, tội phạm của chúng, qua những h́nh thức như, phê phán, chê bai, trách mắng, chửi rủa. C̣n Trừng Phạt lại được hiểu là những hành động mạnh mẽ trực tiếp đụng chạm đến bản thân, cách riêng đến thân xác của thụ giáo nhân, làm cho chúng cảm thấy đau đớn và xót xa, chẳng hạn, thâu hồi ân huệ đă ban cho chúng, hay lạnh nhạt đối với chúng, thậm chí, nếu cần, c̣n cho chúng ăn đ̣n một cách hợp pháp (miễn là đừng gây vết tích ǵ cho chúng).


Tuy nhiên,

Thưởng phạt, tự chúng, chỉ là những việc phụ thuộc, chứ không phải là chính sư<139> trong công việc giáo dục như coi sóc và chỉ bảo. Bởi v́, thưởng phạt chỉ nhắm đến trung tầng cơ sở sinh động của con người là t́nh cảm mà thôi, đó là, làm cho thụ giáo nhân lo sợ (bị sửa phạt) hay ham thích (được khen thưởng), chứ không nhắm trực tiếp vào chính thượng tầng của bản tính nơi con người là lư trí và ư chí, một lư trí biết ư thức nhờ được chỉ bảo, và một ư chí biết tự lập nhờ được coi sóc. Thế nhưng, trên thực tế, con người nói chung và thụ giáo nhân nói riêng, lại dễ có khuynh hướng bị chi phối bởi và lệ thuộc vào sự thưởng phạt nhiều hơn và mạnh hơn là vào chính sự, đó là, vào sự tự nguyện theo lư trí và tự động theo ư chí để phát triển con người của ḿnh. Nhiều khi chúng như bị bắt buộc phải phát triển về tinh thần làm người bởi v́ h́nh phạt, hay theo đuổi một cái ǵ không phải là ḿnh chỉ v́ phần thưởng. Thế nên, khi sử dụng con dao hai lưỡi này vào việc giáo dục thụ giáo nhân, chỉ giáo nhân phải hết sức cẩn trọng và tinh tế, để tránh khỏi xẩy ra cảnh lợn lành chữa thành lợn què, tội nghiệp cho chúng là thành phần non dại, đang hoàn toàn phải cậy dựa vào ḿnh, người có quyền hạn, quyền lợi cũng như trách nhiệm trong việc làm cho chúng thành nhân. Sau đây là một số nguyên tắc và đường lối tổng quát khi thực hiện việc thưởng phạt lợi hại này.

 

 

NGUYÊN TẮC

-Dù c̣n nhỏ, thụ giáo nhân cũng là một con người, cần phải được tôn trọng như chính chỉ giáo nhân, không được coi chúng như một đồ vật hoặc con vật khi trừng phạt chúng, hay như một tên đầy tớ hoặc công nhân khi khen thưởng chúng.

-Thưởng phạt là một biện pháp để giúp cải tiến và thăng tiến thụ giáo nhân, chứ không phải để thỏa măn chỉ giáo nhân. Chẳng hạn, trừng phạt thụ giáo nhân cho hả giận, hoặc ban thưởng cho thụ giáo nhân để được thụ giáo nhân mộ mến, hay, ngược lại, sợ thụ giáo nhân oán giận nên không dám sửa phạt chúng dù chúng hết sức đáng phạt, hoặc sợ bị mất cảm t́nh với chúng nên đành phải tưởng thưởng cho chúng dù chúng thật sự không xứng đáng như đứa được thưởng.

-V́ sửa phạt là để cải tiến con người và khen thưởng là để thăng tiến con người như thế, nên, phải thưởng phạt cho đúng người, đúng cách, đúng lúc, đúng nơi v.v. Chẳng hạn, đừng thường xuyên chê bai những đứa hay nản chí, đừng lén lút thưởng công cho đứa nào, cũng đừng vội vàng sửa chữa lỗi lầm của chúng ở nơi công cộng, đừng khen lao những đứa vốn có tính tự phụ khoe khoang, cùng lắm, chỉ nên khuyến khích chúng tiến thêm ở những phần chúng c̣n yếu kém (thí dụ,

bằng câu: con làm khá lắm, song nếu thế này nữa th́ hay hơn") v.v.

-Con người tự nhiên thích nhất và sướng nhất là được như ư, thế nên, phần thưởng quí nhất cho thụ giáo nhân là tự do, và, ngược lại, h́nh phạt nặng nhất đối với chúng là mất tự do, bị bắt buộc, bị g̣ bó.

-Con người thường t́nh ham nhất là lợi lộc. V́ thế, phần thưởng đáng kể nhất của thụ giáo nhân là tư sản và quyền sở hữu,

giầu có và tiện nghi, nhàn hạ và được phục dịch v.v. trái lại, h́nh phạt đáng lo nhất của chúng là bị vô sản, thiếu thốn, nghèo

hèn, vô dụng v.v.

-Con người phàm trần cần nhất là được yêu thương. Bởi thế, phần thưởng đặc biệt của thụ giáo nhân, đó là được chỉ giáo nhân chú ư tới, được quí trọng, được tin tưởng, được chiều chuộng; ngược lại, h́nh phạt khổ nhất của chúng là bị bỏ rơi, quên lăng, khinh khi, coi thường, bạc đăi v.v.

-Tưởng thưởng là phương thế cho chỉ giáo nhân sử dụng để phục vụ thụ giáo nhân, chứ không phải phương tiện cho chỉ giáo nhân lạm dụng để hưởng thụ thụ giáo nhân; và cũng không phải là mục đích để chính thụ giáo nhân nhắm tới. Thế nên, đừng đặt vấn đề với chúng như: Muốn coi truyền h́nh, phải làm bài xong, mà là: Phải làm bài xong mới được coi truyền h́nh. Nghĩa là, đừng đảo lộn hay coi điều kiện như mục đích, và, ngược lại, mục đích như điều kiện.

-Sửa phạt làm sao để thụ giáo nhân thấy được rằng, chúng có tội với trời, với lương tâm của chúng, hơn là có lỗi với chính chỉ giáo nhân, với những điều chỉ giáo nhân dậy bảo chúng, kẻo chúng chỉ ngoan đối với chỉ giáo nhân và khi có mặt của các ngài mà thôi, ngoài ra, chúng coi trời bằng vung, coi mọi sự như rơm rác, đến nỗi, một lúc nào đó, khi chúng trưởng thành, chính chỉ giáo nhân cũng chẳng là ǵ đối với chúng nữa.

 

 

ÁP DỤNG

-Chỉ thưởng thụ giáo nhân khi chúng có công, như công lao, công khó, công tŕnh, công nghiệp hay công ơn; và, ngược lại, chỉ phạt khi chúng có tội, tội thật sự, đó là khi chúng đă biết được điều không được làm mà vẫn c̣n làm, hay tội bất tuân, đó là khi chúng cứng đầu không chịu nghe lời, cả tội sao lăng, đó là khi chúng tỏ ra lơ đễnh không chịu chú ư giữ ǵn ǵ cả.

-Chỉ bắt được qủa tang hay có bằng chứng rơ ràng và hợp lư đàng hoàng mới sửa phạt thụ giáo nhân, chứ đừng chỉ nghe mách hay vừa chợt thấy mà đă sửa trị, dù chỉ trách mắng chúng, để tránh gây ra những oan ức cho chúng, làm chúng bất măn, rất nguy hại đến việc giáo dục chúng sau này.

-Chỉ dùng đến roi vọt, trong trường hợp thật cần v́ bất đắc dĩ mà thôi, khi thụ giáo nhân c̣n nhỏ, chưa biết sử dụng trí khôn, tức trong khoảng thời kỳ ấu nhi của chúng. Sau khi chúng đă có trí khôn, nên tùy theo tâm lư, tức tùy khả năng,

tŕnh độ hiểu biết cũng như tâm tính của chúng mà sửa phạt. Miễn là làm sao cho chúng, về phần tiêu cực, không bất măn v́ bị oan, và, về phần tích cực, biết nhận lỗi và sửa lỗi.

-Một khi đă theo lương tâm ngay chính và đường lối công bằng để thưởng phạt thụ giáo nhân một cách xứng hợp và thích đáng, chỉ giáo nhân sẽ không, ít nhất là bề ngoài, tỏ ra hối hận đến phải xin lỗi chúng, bất cứ dưới h́nh thức nào, bằng lời nói hay bằng hành vi cử chỉ, v́ thấy chúng buồn khổ hay bất măn theo chủ quan của chúng. Tuy nhiên, sau đó, v́ một lư do nào đấy, khám phá ra rằng chúng đă bị sửa phạt một cách oan ức, chỉ giáo nhân cũng đừng tự ái mà không chịu xin lỗi chúng; nếu chúng, đă sẵn bất măn, lại c̣n thấy rằng cha mẹ của chúng cố chấp như vậy, thử hỏi chúng có c̣n kính phục và dễ vâng lời các ngài nữa hay không?

-Sẽ thưởng phạt đúng với những ǵ đă được ấn định, tuyên bố, hay giao hẹn và đồng ư trước giữa chỉ giáo nhân và thụ giáo nhân. Nếu v́ một lư do nào đó không thể thi hành được những điều này, chẳng hạn tha không phạt hay giảm h́nh phạt, hoặc thêm bớt, thay đổi về phần thưởng, phải có sự thông cảm đàng hoàng giữ hai phía, để tránh mọi hiểu lầm về phía thụ giáo nhân và mất uy tín về phía chỉ giáo nhân.

-Không bao giờ sử dụng hay áp dụng những h́nh phạt liên quan trực tiếp đến những nhu cầu thể lư căn bản của con người, như ăn uống, ăn ở, ăn mặc. Chẳng hạn, bắt nhịn ăn, hay cởi quần áo tống cổ ra ngoài cửa, hoặc đuổi đi không cho ở nhà nữa v.v. Tuy nhiên, ngược lại, cũng có thể dùng những nhu cầu thể lư quan thiết này để thưởng cho chúng, chẳng hạn, cho chúng đi ăn tiệm, mua quần áo mới mà chúng thích cho chúng, được ở trong pḥng tiện nghi hơn v.v.

-Không bao giờ đe dọa thụ giáo nhân, nhất là dọa thật dữ mà lại không dám làm, chẳng hạn, không làm th́ đừng có ăn, không nghe lời tao th́ xéo ra khỏi nhà v.v. Trái lại, cũng không nên hứa hẹn nhiều qúa hay cao qúa, chẳng hạn, măn trung học rồi th́ muốn ǵ cũng được, lấy ai th́ lấy, miễn là không được lấy nó v.v. Cả hai trường hợp dọa ma và hứa cuội đó chỉ làm cho thụ giáo nhân giảm ḷng tín phục chỉ giáo nhân mà thôi, hoàn toàn là những việc phản giáo dục, phải hết sức ư tứ tránh lánh.

-Không nên đem phần thưởng ra khiêu dụ hay h́nh phạt ra dọa nạt thụ giáo nhân, làm như thế, phần thưởng sẽ là mục đích để thụ giáo nhân hoạt động và h́nh phạt sẽ là nguyên cớ để thụ giáo nhân cố gắng giữ ǵn.

-Tội nào h́nh phạt ấy, nhưng không phải bằng cách trả đũa, như thụ giáo nhân đánh con nhà người ta thế nào, cũng sẽ bị cha mẹ ḿnh bắt để cho con nhà người ấy đánh lại như vậy, mà bằng cách bù đắp, như phải đến xin lỗi người ta và làm một việc ǵ khác cho người đó một cách cân xứng, để đền lại việc của ḿnh làm đối với họ.

-Thưởng phạt nên làm ngay, bằng không, sẽ mất thời gian tính và mất hết công hiệu của chúng. Chẳng hạn, thụ giáo nhân phạm lỗi hôm nay mà măi đến một tháng sau mới lôi ra tính tội, chỉ v́ bực ḿnh với chúng. Bị phạt như vậy, thụ giáo nhân sẽ cảm thấy chỉ giáo nhân của chúng hẹp ḥi, chấp nhất, đâm mất ḷng kính phục các ngài. C̣n thưởng cũng thế, nếu để trễ qúa, khi nhận được, thụ giáo nhân sẽ không c̣n hào hứng và cảm thấy phấn khởi nữa, như vậy mất hết hay giảm đi rất nhiều ư nghĩa của phần thưởng.

-Đừng dùng những h́nh phạt, kể cả những lời nói mắng trách thụ giáo nhân có tính cách hạ nhục, phạm đến phẩm giá của chính con người chúng. Chẳng hạn khi sử dụng những lời nói về chúng như: con đĩ, thằng qủi, đầu trộm đuôi cướp, đầu trâu mặt ngựa, đồ khùng v.v.

-Tốt nhất, hăy để cho thụ giáo nhân tự thú lỗi lầm của ḿnh, và tự chọn lấy h́nh phạt xứng đáng với lỗi lầm của chúng theo sự đồng ư của chỉ giáo nhân, cũng như để chúng tự động t́m phương thế để cải thiện lỗi lầm của chúng dưới sự hướng dẫn

của chỉ giáo nhân. Và, đặc biệt, đối với những đứa nào biết tự thú sẽ được tha hay được giảm khinh h́nh phạt đáng phải chịu để thưởng tinh thần thành thật của chúng.

-Hăy tránh cho thụ huấn nhân khỏi bi phạt v́ lỗi lầm của ḿnh là chỉ giáo nhân của chúng, bằng cách, đừng đối xử với chúng rộng trước ngặt sau, trái lại, hăy ngặt trước rồi nới rộng từ từ theo mức độ phát triển tự lập của chúng. 

 

Tóm lại,

Giống như những công việc giáo dục chính yếu là coi sóc và chỉ bảo thụ giáo nhân, việc thưởng phạt chúng cũng phải được phát xuất từ t́nh yêu hoàn toàn vô vị lợi của chỉ giáo nhân và nhắm thẳng đến lợi ích của chính phẩm cách làm nên con người xă hội của thụ giáo nhân mà thôi.